Tại sao tôi phải khám nghiệm nếu không có các triệu chứng?
Ích lợi của việc khám tầm soát bệnh ung thư định kỳ:
Giúp quý vị cảm thấy yên tâm nếu kết quả bình thường.
Có thể phòng ngừa bệnh ung thư bằng cách xác định những thay đổi trong cơ thể, mà có thể trở thành bệnh ung thư nếu không được điều trị.
Có thể giúp phát hiện bệnh ung thư sớm khi việc điều trị bệnh vẫn còn dễ dàng, trước khi quý vị có bất kỳ triệu chứng nào.
Có thể giúp phát hiện bệnh ung thư sớm khi việc điều trị bệnh vẫn còn dễ dàng, trước khi bệnh lan ra các bộ phận khác trong cơ thể của quý vị.
Có thể ít phải điều trị hơn và mất ít thời gian hồi phục hơn.
Có thể tăng cơ hội sống sót nếu phát hiện bệnh sớm.
Hạn chế của việc khám tầm soát bệnh ung thư định kỳ:
Kết quả xét nghiệm có thể đưa ra giả định rằng quý vị bị bệnh ung thư dù thực tế là quý vị không bị. Đây được gọi là kết quả dương tính giả.
Xét nghiệm có thể không phát hiện được bệnh ung thư ngay cả khi có bệnh. Đây được gọi là kết quả âm tính giả.
Một số bệnh ung thư không phải lúc nào cũng dẫn đến tử vong hoặc giảm phẩm chất cuộc sống. Trường hợp này được gọi là chẩn đoán quá mức.
Các xét nghiệm tầm soát có thể dẫn đến việc phải thực hiện các xét nghiệm và thủ thuật có thể gây hại.
Việc khám tầm soát bệnh ung thư sớm thường có thể đem lại nhiều ích lợi hơn là hạn chế. Xin trao đổi với bác sĩ nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc hoặc quan ngại nào.
Xét Nghiệm Tầm Soát Bệnh Ung Thư Được Khuyến Nghị
Lực Lượng Đặc Nhiệm Phòng Bệnh Hoa Kỳ (United States Preventive Services Task Force, USPSTF) đưa ra khuyến nghị về những cách phòng ngừa bệnh và cải thiện đời sống của mọi người trên toàn quốc. Lực Lượng Đặc Nhiệm Phòng Bệnh Hoa Kỳ bao gồm các chuyên gia về y học dự phòng và y học dựa trên bằng chứng trên toàn quốc. Họ đưa ra các khuyến nghị dựa trên các chứng cứ khoa học được cập nhật mới nhất.
Các khuyến nghị của Lực Lượng Đặc Nhiệm Phòng Bệnh Hoa Kỳ dưới đây được dựa trên 4 căn bệnh ung thư phổ biến nhất có ảnh hưởng đến các thành viên của CalOptima Health, nhưng tốt nhất là quý vị nên trao đổi với bác sĩ của mình về các thử nghiệm phù hợp với quý vị. Bác sĩ có thể đưa ra các khuyến nghị và chia sẻ thông tin phù hợp với sức khỏe, bệnh sử và các yếu tố nguy cơ khác của quý vị.
Khám nghiệm Truy tìm Ung thư vú cho phụ nữ
Độ tuổi bắt đầu thực hiện khám tầm soát: 40–74
Lực Lượng Đặc Nhiệm Phòng Bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ từ 40 đến 74 tuổi nên thực hiện khám nghiệm ung thư vú 2 năm một lần3. Thủ thuật chụp quang tuyến vú sẽ chụp quang tuyến X từng bên ngực để phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư vú.
Kiểm tra Ngăn ngừa Ung thư Đại trực tràng
Độ tuổi bắt đầu thực hiện khám tầm soát: 45–75
Lực Lượng Đặc Nhiệm Phòng Bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị tất cả người trưởng thành từ 45 đến 75 tuổi4 nên thực hiện khám nghiệm ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Bác sĩ sẽ cho quý vị biết loại khám nghiệm và thời gian mà quý vị nên thực hiện khám nghiệm dựa trên bệnh sử của quý vị.
Kiểm tra Ngăn ngừa Ung thư Cổ tử cung Cho người lớn có cổ tử cung
Độ tuổi bắt đầu thực hiện khám tầm soát: 21-65
Lực Lượng Đặc Nhiệm Phòng Bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị người trưởng thành từ 21 đến 65 tuổi có cổ tử cung nên kiểm tra ngăn ngừa ung thư cổ tử cung 3 năm một lần6. Bác sĩ sẽ cho quý vị biết loại thử nghiệm và thời gian mà quý vị nên thực hiện dựa trên bệnh sử của quý vị.
Khám nghiệm Truy tìm Ung thư vú cho phụ nữ
Độ tuổi bắt đầu thực hiện khám tầm soát: 40–74
Lực Lượng Đặc Nhiệm Phòng Bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị người trưởng thành từ 50 đến 80 tuổi có hút thuốc hoặc từng hút thuốc trước đây5 nên thực hiện khám nghiệm ung thư phổi hàng năm bằng thủ thuật chụp cắt lớp vi tính liều thấp (low-dose computed tomography, LDCT). Khám nghiệm này sử dụng một lượng phóng xạ nhỏ để chụp quang tuyến X phần phổi của quý vị để phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư.
Bác sĩ của quý vị có thể yêu cầu quý vị thực hiện khám nghiệm ung thư phổi hàng năm nếu quý vị:
- Bỏ hút thuốc trong 15 năm qua
- Hút 1 gói một ngày trong 20 năm qua
- Hút 2 gói một ngày trong 10 năm qua
Nguồn:
1https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35298272/
3https://www.uspreventiveservicestaskforce.org/uspstf/recommendation/breast-cancer-screening
4https://www.uspreventiveservicestaskforce.org/uspstf/recommendation/colorectal-cancer-screening
5https://www.uspreventiveservicestaskforce.org/uspstf/recommendation/lung-cancer-screening
6https://www.uspreventiveservicestaskforce.org/uspstf/recommendation/cervical-cancer-screening